“Cung cấp nước và các dịch vụ vệ sinh bền vững cho con người trong một thế giới luôn biến đổi”
Tổ chức tại trường Đại học Xây dựng từ 15 đến 19 tháng 9 năm 2014.
Từ ngày 15 đến 19 tháng 9 năm 2014, trường Đại học Xây dựng, phối hợp với Trung tâm Nước, Kỹ thuật và Phát triển (WEDC), Đại học Loughborough, Anh, Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPF) tổ chức Hội nghị quốc tế WEDC lần thứ 37 với chủ đề “Cung cấp nước và các dịch vụ vệ sinh bền vững cho con người trong một thế giới luôn biến đổi“, tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Hội nghị vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Xây dựng đồng bảo trợ.
Hội nghị quốc tế WEDC là một sự kiện chuyên ngành lớn, được tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình nâng cao tỷ lệ che phủ và chất lượng dịch vụ cấp nước và vệ sinh, hướng tới những vùng dân cư thu nhập thấp, các đối tượng dễ bị tác động nhất, là phụ nữ, người già, trẻ em, tới các vùng dễ bị ảnh hưởng nhất, bởi các lý do khác nhau như ô nhiễm môi trường, thiên tai, địch họa … Hội nghi nhằm cung cấp các kiến thức chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, các hướng tiếp cận và các mô hình tốt trong lĩnh vực Cấp thoát nước, Vệ sinh môi trường và Sức khỏe (WASH).
Chương trình Hội nghị 3 ngày tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mới, thông qua các bài thuyết trình và thảo luận, với các nội dung đã được chọn lọc, phản biện. Tiếp theo là các Hội thảo tăng cường năng lực có chất lượng, diễn ra trong 2 ngày, bao gồm các Hội thảo chất lượng, nhằm phát triển kỹ năng và kiến thức theo các chủ đề ưu tiên chọn lọc, do các đối tác đăng ký tổ chức. 150 báo cáo với nội dung được chọn lọc và phản biện được trình bày tại các tiểu ban trong 3 ngày 15-17/9/2014.
Bên cạnh các báo cáo, tại Hội nghị diễn ra các hoạt động:
+ Triển lãm: 25 gian hàng sẽ được bố trí trong khuôn viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trong suốt 5 ngày Hội nghị từ 15-19/9/2014, giới thiệu và quảng bá về sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực nước sạch và VSMT của doanh nghiệp Việt Nam, Nhật bản, Anh quốc, các tổ chức quốc tế, vv.
+ Các Hội thảo Phát triển năng lực và Sự kiện bên lề: 24 Hội thảo và 8 sự kiện bên lề được tổ chức trong hai ngày 18 và 19/9/2014 bởi các đối tác, chia sẻ và trình diễn các kỹ năng và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực Nước, Vệ sinh Môi trường và Sức khỏe cộng đồng.
Hội nghị WEDC 2014 thu hút 300 đại biểu quốc tế và 200 đại biểu Việt Nam ở các cương vị khác nhau, từ các nhà hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn, các chuyên gia trong các lĩnh vực thiết kế, quản lý dự án, lập kế hoạch và thực thi ứng phó, các nhà hoạt động xã hội, các đại diện từ các dự án về Nước, Vệ sinh và Sức khoẻ cộng đồng, … đến từ Việt Nam và gần 40 quốc gia., vùng lãnh thổ
Các chủ đề chính của Hội nghị:
Gian hàng giới thiệu Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt BD-Anpha tại hội nghị quốc tế WEDC 2014
Tại hội nghị công ty TNHH MTV Đức Minh đã tham gia một gian hàng triển lãm để giới thiệu về mô hình khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng lò đốt BD-Anpha. Lò đốt chất thải rắn BD-Anpha được nghiên cứu, chế tạo bởi đội ngũ nhà Khoa học thuộc Viện KH&CN Nhiệt Lạnh, trường đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện KH&KT Môi Trường, trường đại học Xây Dựng với mong muốn đáp ứng được các thực trạng xử lý rác thải của Việt Nam. Qua quá trình đưa vào vận hành thực tế, thiết bị đã được Bộ Xây Dựng cấp giấy chứng nhận công nghệ thiết bị phù hợp theo quyết định số 396/QĐ-BXD năm 2013 và nhiều giải thưởng khoa học công nghệ khác như ‘ Giải Ba giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2013’, ‘ Giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2013’..v.v..
Hiện nay, công ty TNHH MTV Đức Minh đã xây dựng và bàn giao trên 20 mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng lò đốt BD-Anpha . Sản phẩm không chỉ đốt triệt để lượng rác thải phát sinh mà còn được tích hợp hệ thống thu hồi nhiệt từ việc đốt rác thải để cấp nhiệt cho lò hơi trong công nghiệp. Các khu xử lý chất thải rắn này đang hoạt động tốt và đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống người dân xung quanh khu xử lý rác.
Trong khuôn khổ của hội nghị lần này Tạp chí Khoa học công nghệ Xây dựng cũng đã cho xuất bản số chuyên đề riêng về lĩnh vực xử lý môi trường (Số 20 tháng 9/2014). Nhóm tác giả Đàm Thị Lan, Nguyễn Đức Quyền, Nguyễn Danh Nam cũng đã công bố kết quả nghiên cứu và ứng dụng của mình trong bài báo “Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nồng độ khí Đioxin/Furan trong lò đốt chất thải rắn sinh hoạt”: Bài báo giới thiệu về giải pháp nhằm giảm thiểu nồng độ khí độc hại trong buồng đốt đối với chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là nồng độ khí đioxin/furan. Đây là hợp chất cao phân tử, khó phân huỷ trong thiên nhiên, hình thành không chủ định trong quá trình đốt cháy chất thải rắn trong lò, đốt lộ thiên hoặc đốt trong các quá trình sản xuất công nghiệp.
Một số hình ảnh của hội nghị: