KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 120-200 TẤN/NGÀY THEO CÔNG NGHỆ PTU
12:57 sáng Tháng Tám 29, 2020

GIỚI THIỆU SẢN PHẨM:

Khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU liên hợp đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tập trung tại các địa phương. Chúng tôi giới thiệu tóm tắt trong bài này công nghệ cho khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công suất 150 – 200 tấn/ngày,  bằng phương pháp tích hợp: Phân loại – Tái sử dụng – Ủ phân compost và được gọi tắt là PTU.

ĐIỂM CHÍNH CỦA CÔNG NGHỆ CỦA KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHỆ PTU:

  • Phân loại chất thải:

– Dây chuyền phân loại gồm các công đoạn chính của khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU:

– Thiết bị xé bao công suất 15-20m3/giờ. Chức năng chính của thiết bị là xé các bao chứa, túi đựng thành các loại rác có kích thước nhỏ hơn, tơi đều để đưa sang các công đoạn tiếp theo. Kích thước phủ bì: DxRxC = 5000x3500x2800mm. Công suất điện tiêu thụ 18,5+37kW điện. Băng tải B1000 hỗ trợ công tác vận chuyển rác trung gian, N=5,5kW.

– Thiết bị tách kim loại kiểu từ tính. Chức năng chính là một nam châm điện, để tách các mảnh sắt thép, nắp chai có chứa trong rác ra ngoài, phục vụ mục đích tái chế, hoặc bán cho các đơn vị thu mua sắt vụn. Kích thước thiết bị: DxRxC = 2500x1500x3200mm. Công suất điện dự kiến: 7,5kW. Băng tải cao su để thu hồi sắt phế liệu.

– Thiết bị sàng lồng để tách mùn hữu cơ dưới sàng và sơ rác trên sàng. Mùn hữu cơ được băng tải ngang B800 đưa sang khu ủ phân compost. Khí gas trong quá trình ủ phân được thu hồi để đưa về lò đốt. Mùn hữu cơ sau sàng tinh, có kích thước dưới 15mm sẽ được cấp cho các đơn vị làm phân compost hoặc sử dụng để bón cho các cây công nghiệp tại địa phương. Sơ rác trên sàng sẽ được đưa sang các thiết bị phân loại tiếp theo. Kích thước sàng lồng dự kiến: DxRxC = 9000x3500x3500mm. Công suất điện tiêu thụ dự kiến: 2×7,5kW+3×3,7kW. Các băng tải trung gian sử dụng loại B1000.

– Thiết bị phân loại nilon, chất dẻo kiểu khí động học. Rác trên sàng sẽ được phân loại kiểu khí động, nhằm tách nilon, túi bóng, các chất dẻo có tỷ trọng thấp để thu hồi, tái chế, tái sử dụng. Các loại rác không thể sử dụng được sẽ đưa vào lò đốt để đốt tiêu hủy, hoặc sẽ được sử dụng làm viên nhiên liệu RDF để sử dụng trong các lò hơi. Việc sử dụng sơ rác để đốt tiêu hủy hoặc làm viên nhiên liệu để tái sử dụng phụ thuộc vào nhu cầu thị trường tại từng địa phương.

– Tro xỉ, vật liệu xây dựng sẽ được tận dụng để đóng gạch không nung, chôn lấp hoặc hóa rắn để giải đường phụ thuộc vào từng khu vực xử lý  cụ thể.

  • Tái sử dụng:

Chức năng tái sử dụng trong dây chuyền thiết bị công nghệ thể hiện ở các điểm sau:

– Thu hồi sắt thép, vỏ nắp chai, vỏ lon để tái sử dụng: bán đồng nát, bán sắt vụn, thu hồi tài chính, tận thu kim loại. Nhiệm vụ này được thực hiện bởi “Thiết bị tách kim loại kiểu từ tính”. Tỷ lệ thu hồi theo đánh giá trên thực tế vào khoảng 0,1-0,2% khối lượng rác đầu vào. Tức tỷ lệ thu hồi sẽ từ 1-2 tấn sắt/ngày/200 tấn rác đầu vào. Vỏ nắp chai, đinh, ốc, vỏ lon, sắt vụn đầu mảnh chiếm tỷ trọng cao.

– Nilon, túi bóng, chất dẻo có tỷ trọng nhỏ được thu hồi để tái sử dụng, hoặc bán cho các đơn vị làm hạt nhựa. Nhiệm vụ thu hồi này được thực hiện bởi “Thiết bị phân loại nilon, chất dẻo kiểu khí động học’’. Tỷ lệ thu hồi theo thực tế từ 2-3%, tối đa không quá 5% so với tỷ lệ rác đầu vào, tương ứng lượng chất thải tái chế từ 4-6 tấn/ngày đêm/200 tấn rác đầu vào.

– Viện nhiên liệu, chất thải làm chất đốt cho lò hơi. Đây là một nguồn thu có giá trị cao, chất thải không đốt tiêu hủy trong lò đốt mà được sơ chế, đảm bảo đủ các điều kiện khác như: độ ẩm (<30%), nhiệt trị trên 2500kcal/kg; Tuy nhiên, để áp dụng được sản phẩm này, có một yêu cầu đặt ra là khu xử lý rác thải cần nằm không quá 50km so với các lò hơi sử dụng nhiên liệu này thì hiệu quả kinh tế mới rõ rệt. Tỷ lệ tạo nhiên liệu này chiếm đến 50% lượng rác đầu vào khu xử lý, tức tương đương khoảng 100 tấn/ngày đêm/200 tấn rác về khu xử lý. Lượng sản phẩm nhiên liệu RDF đảm bảo chất lượng ước đạt khoảng 50 tấn/ngày đêm/200 tấn rác đầu vào.

– Ngoài ra còn một số nguồn thu khác: phân compost, gạch tạo ra từ tro – vật liệu xây dựng, điện phát ra từ lò đốt tiêu hủy, … nhưng không đáng kể.

  • Ủ phân compost 

– Việc ủ phân compost được xem là giải pháp hiệu quả nhằm xử lý các thành phần hữu cơ mô mềm, các chất hữu cơ có trong rác thải. Tỷ lệ hữu cơ này thường chiếm từ 40-45% lượng rác đầu vào khu xử lý. Tại các tỉnh Miền Tây, tỷ lệ này có khi đến 55%.

– Do tính hỗn tạp trong rác nên chất lượng của phân compost sau ủ chưa đảm bảo các thành phần vi lượng cần thiết để làm phân bón. Do vậy, với sản phẩm sau sàng tinh, nó chỉ góp phần tối đa đến 20% để tạo thành một loại phân hữu cơ tổng hợp cùng các thành phần khác như: bùn bể phốt, phân lợn, phân bò, rỉ đường, các yếu tố vi lượng NPK. Lượng mùn tinh có thể tạo ra từ các hữu cơ mô mềm chiếm từ 8-15% lượng rác đầu vào, tức tương ứng với sản lượng từ 16-30 tấn phân hữu cơ/ngày đêm/200 tấn rác thải đầu vào.

– Phân hữu cơ sau ủ này có thể được sử dụng cho mục đích nông nghiệp trực tiếp tại các địa phương 

  • Lò đốt tiêu hủy các chất thải tro của khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU

– Lò được thiết kế để đốt tiêu hủy các chất thải tro, có tích hợp các thiết bị tận dụng nhiệt thải như: lò hơi tận dụng, bộ sấy không khí. Công suất đốt tiêu hủy từ 50 đến 100 tấn rác sau phân loại/ngày đêm/lò đốt.

– Lò được thiết kế gồm 2 buồng đốt, sử dụng ghi thang nghiêng, bán động dồn cấp, cơ giới hóa và tự động hóa 100% trong tất cả các công đoạn từ cấp rác cho đến quá trình đảo rác trong lò đốt.

– Khí thải đáp ứng QCVN 30:2012/BTNMT và QCVN 61-MT:2016/BTNMT. Công nhân vận hành trong 1 ca là 4 người.

– Diện tích chiếm chỗ của lò đốt DxRxC = 48x9x10m. Ống khói cao 40m, công suất điện theo động cơ của lò đốt 250kW.

PHẠM VI SỬ DỤNG:

– Khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU đáp ứng xử lý lượng rác đầu vào nhà máy từ 150 đến 200 tấn/ngày đêm, phù hợp cho quy mô cấp huyện, hoặc thành phố có số lượng dân cư từ 300.000 đến 500.000 nhân khẩu.

– Diện tích khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU không nên nhỏ hơn 3,5ha. Tuổi thọ khu xử lý đạt trung bình 15 năm. Các hạng mục chính trong khu xử lý được bố trí sơ bộ như hình ảnh dưới đây

Khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU gồm các khu chính:

  • Khu tiếp nhận rác đầu vào: cân tiếp nhận, khu chứa rác cốt âm.
  • Khu phân loại rác: xé bao, sàng lồng, tách từ tính, phân loại chất dẻo, mùn hữu cơ mô mềm.
  • Khu tập kết rác cho lò đốt.
  • Khu xử lý sinh học: ủ compost và xử lý nước rỉ rác.
  • Khu hồ điều hòa.
  •  Khu tái chế chất thải rắn: đóng gạch từ tro xỉ, tái chế chất dẻo, thu gom sắt vụn – phế liệu.
  • Khu xưởng cơ khí.
  • Khu điều hành: nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà điều hành, nhà giao ca, khu vực hỗ trợ khối quản lý, các khu vực phụ trợ.
  • Khu chôn lấp chất thải rắn.
  • Đất giao thông, đường nội bộ.
  • Đất cây xanh, mặt nước chiếm diện tích trên 70% của khu vực xử lý.

Quy hoạch mặt bằng bám sát Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng QCVN 07-9:2016/BXD.

VỐN ĐẦU TƯ, CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ, KỸ THUẬT 

Vốn đầu tư đồng bộ cho khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU các hạng mục công trình, dây chuyền thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng kể từ khi nhận được mặt bằng sạch, đáp ứng các yêu cầu vận hành, xử lý ổn định nhà máy là 500 triệu đồng/tấn/ngày đêm

  • Thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị máy móc: 9 tháng.
  • Số lượng lao động toàn nhà máy dự kiến: 50 người.
  • Công suất điện theo dây chuyền 350kW/h, trạm biến áp 1.000KVA.
  • Thời gian thu hồi vốn dự kiến: 5 năm, với giá xử lý đề xuất 450.000 đồng/tấn rác đầu vào, khi kể đến các nguồn thu khác.
  • Suất đầu tư: 500 triệu đồng/tấn rác ngày đêm.
  • Khí thải lò đốt đáp ứng QCVN 30:2012/BTNMT, QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

ĐƠN VỊ CUNG CẤP CÔNG NGHỆ, TRIỂN KHAI DỰ ÁN 

– Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Bách Khoa Hà Nội (được gọi là BKEET) chủ trì cùng các đơn vị liên danh có đủ năng lực khác trong nước để phối hợp cùng nhau thực hiện dự án.

– Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt là sản phẩm đã được Công ty thẩm định công nghệ, đăng ký sử hữu trí tuệ.

KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI THỰC TẾ:

Công ty đã triển khai các dự án khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU bao gồm:

– Trên 25 nhà máy quy mô 15 tấn/ngày đêm xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc. Các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được cung cấp đồng bộ bởi BKEET.

– 01 nhà máy quy mô đến 30 tấn/ngày đêm xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Các thiết bị trong dây chuyền công nghệ được cung cấp đồng bộ bởi BKEET.

– 03 nhà máy quy mô đến 75 tấn/ngày đêm xử lý chất thải công nghiệp, tận dụng nhiệt thải để sinh hơi. Dây chuyền thiết bị được thực hiện bởi sự phối hợp giữa BKEET và Công ty TNHH Bách Khoa Á Châu (được gọi là BKAC).

– 01 nhà máy quy mô đến 200 tấn/ngày đêm xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Dây chuyền thiết bị công nghệ lò đốt được cung cấp bởi BKEET.

– Thực hiện nhiều dự án bảo trì lò đốt, tư vấn cung cấp thiết kế, giám sát công trình theo từng tính chất của các dự án cụ thể.

MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN TỪ NHÀ SẢN XUẤT 

  • Thời gian chế tạo, lắp đặt lò đốt: 180 ngày.
  • Thời gian bảo hành thiết bị: 12 tháng.
  • Thủ tục thực hiện, cố vấn và hỗ trợ doanh nghiệp tối đa để thực hiện dự án.

Để có thêm thông tin chi tiết khu xử lý chất thải rắn công nghệ PTU, thiết bị hoặc cần tư vấn hỗ trợ… Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Cổ phần Năng lượng và Môi trường Bách Khoa Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 18, đường Cảng Khuyến Lương, tổ 15, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Liên hệ Mr.Quyền 0977 996 883
  • Website: lodotracvietnam.vn
  • Email: [email protected]
  • Điện thoại: 0242 21 21 519;