THỜI XƯA CHỐNG GIẶC, THỜI NAY “CHỐNG” RÁC
9:15 sáng Tháng Hai 26, 2021

Rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp,…Mỗi giây mỗi phút có hàng ngàn hàng vạn tấn các loại rác được thải ra môi trường, việc tiêu hủy chúng luôn là vấn đề đau đầu của mỗi quốc gia. Rác có ở khắp mọi nơi từ ở nhà, trên đường, công viên, trên rừng, dưới biển,…chúng dần xâm lấn chiếm dụng môi trường sống, đất ở, khu vui chơi,.. của con người vậy rác bắt nguồn từ đâu? Chúng ta đã làm gì để “chiến đấu” với chúng?

Hãy cùng BKEET tìm hiểu các vấn đề này nhé!

Nguồn sinh ra rác?

Rác thải sinh hoạt là các loại tạp chất bị bỏ đi trong quá trình sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất, cứ bất kì một hoạt động sản xuất, một hoạt động sống nào cũng đều sẽ phát sinh ra rác, thành phần chính của rác thải sinh hoạt chính là chất hữu cơ rất dễ phân hủy nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất.

Rác thải công nghiệp là các loại tạp chất phát sinh từ nhà máy xí nhiệp, khu công nghiệp gồm chất thải nguy hại như khí độc, hóa chất,..độc hại ảnh hưởng xấu đến con người và những thứ khác; chất thải rắn như kim loại, gạch, cát, đất đá,..tuy không độc nhưng cồng kềnh và gây bụi.

Rác thải y tế  phát sinh từ bệnh viện, cơ sở y tế là các vật chất rắn, lỏng khí có nhiều yếu tố nguy hại như truyền nhiễm bệnh, chất phóng xạ, ngộ độc, dễ cháy,nổ….

Chúng ta đã chiến đấu với rác như thế nào?

Biện pháp đầu tiên phải kể đến chính là chôn lấp, biện pháp này được áp dụng ở rất nhiều quốc gia với chi phí thấp, đơn giản, hiệu quả giảm nhanh lượng rác nhưng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm rất cao, hơn nữa tốn diện tích đất dùng để chôn lấp.

Thứ hai, biện pháp tiên tiến 3R được sử dụng nhiều ở các nước phát triển được hiểu là: Tiết giảm- Tái sử dụng- Tái chế. Để thực hiện điều này thì phải ban hành các điều luật, lệnh cấm giới hạn xả 1 lượng rác nhất định ra môi trường, nếu không làm theo sẽ bị phạt, áp dụng các biện pháp sản xuất thân thiện. Việc tái sử dụng, tái chế được coi là hiệu quả nhất trong các cách xử lí rác tuy nhiên để làm được điều này cần tốn chi phí và chính ý thức của người dân nhưng hiệu quả lại bền vững trong tương lai. Các nước đang sử dụng tốt phương pháp này và đã đạt thành công khi trở thành những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới như Singapore, Đức, Ả Rập, Nhật Bản…

     Singapore thành phố sạch nhất thế giới

Thứ ba, biện pháp sử dụng lò đốt công nghiệp, trên thị trường hiện nay rất nhiều các phát minh lò đốt được sinh ra để xử lí rác thải như lò đốt rác sinh hoạt, lò đốt rác y tế, lò đốt rác công nghiệp, lò đốt rác nguy hại,…Chúng ta chỉ cần bỏ tiền một lần khi đầu tư thiết bị lò đốt nhưng có thể sử dụng trong nhiều năm, lại không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích đât chôn lấp, nhanh chóng mà lại hiệu quả.

Đến cuối cùng BKEET muốn tâm sự rằng rác thì không thể hết sạch được, tuy nhiên chúng ta luôn có cách để giảm số lượng của chúng, tuy nhiên cái cách mà để mọi thứ phát triển bền vững nhất  là từ chính ý thức của mỗi chúng ta.